- NGUỒN GỐC:
Tổ tiên của chúng là giống chó Spitz sau đó được nhân giống và phân hóa ra thành các giống chó khác nhau như ngày nay.
Loài chó Phốc Sóc (Pomeranian ) được cho là xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XVI tại tỉnh Pomerania của cộng hòa Đức và được gọi tắt là Pom. Khi mới bắt đầu xuất hiện loài chó này đã rất nổi tiếng nhờ nhà thần học Martin Luther qua các tác phẩm của mình, ông đã nhắc tới loài chó này rất nhiều lần, vì thế mà khơi dậy được sự tò mò của biết bao người tìm kiếm giống chó này. Không chỉ Luther mà cả các họa sĩ, njà điêu khắc Michelangelo hay thậm chí là cả nhà soạn nhạc tài ba Mozart cũng đã có các tác phẩm nổi tiếng dành riêng cho chú chó Pom này.
Những chú cho Pom đầu tiên được biết đến có thân hình khá bụ bẫm với chiều cao 40cm và cân nặng là 15kg. Nhưng kích thước của chúng lại giảm dần theo thời gian khiến cho thân hình của chúng nhỏ hơn và đáng yêu hơn rất nhiều. Thời kỳ năm 1761 là thời gian những chú chó này bắt đầu giảm về ngoại hình cũng như cân nặng.
Thời điểm lúc bấy giờ giống chó này đã làm điên đảo giới quý tộc Anh và họ bắt đầu san lùng chúng khắp Châu Âu để mang chúng về Anh. Vì có thân hình nhỏ nhắn và bộ lông giống như loài cáo nên Pom còn được gọi là Fox Mặt Sóc và Việt Nam gọi là chó Phốc Sóc.
Những chú chó Pom vẫn giữ tiêu chuẩn cân nặng tầm 10kg tại thời nữ hoàng Victoria năm 1873- 1901. Trong thời gian trị ví suốt 64 năm, nữ hoàng đã nuôi 15 giống chó Pom, trong 1 lần đi Ý năm 1888 bà đã bắt gặp 1 chú chó Pom rất nhỏ bé so với những chú chó của mình, chúng chỉ nặng 5kg làm cho bà thấy hứng thú và muốn lai những chú chó của mình nhỏ bé hơn. Đến cuối thế kỷ thứ 19 các chú Pom đã có kích thước như những chú Pom hiện nay.Cho đến đầu thế kỷ 20 các chú Pom đã nổi tiếng trên khắp châu Âu và châu Mỹ. Lúc này chó Pom được xuất hiện rất nhiều trên các dog show trên khắp thế giới. Từ thế kỷ thứ 20 chó Pom được đứng thứ 14 trong tổng số 155 loài chó nhỏ phổ biến nhất thế giới.
- ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH:
Chó chó Phốc Sóc có kích thước trung bình từ 15- 25cm và nặng khoảng 1,3- 4kg và được xếp vào hàng các giống chó nhỏ nhất thế giới < 25cm. Còn một số ít có cân nặng lên tới 6kg và chiều cao khoảng 35cm nhưng những dòng này không được nhiều người ưa chuộng cho lắm.
Những chú chó Phốc Sóc có thân hình rất cân đối, với đôi tai lớn dựng đứng và có đôi mắt tròn xoe. Hầu hết những chú Phốc Sóc có mồm nhọn và nhỏ trông giống mặt loài cáo, nhưng khuôn mặt của chúng lại sáng sủa và rất tinh nghịch nhưng không láu cá như loài cáo. Tuy vậy nhưng lại có 1 số chú Phốc Sóc lại có mõm ngắn,dễ thương và khuôn mặt hiền lành như búp bê, được gọi là Phốc mặt gấu.
Lông của loài chó Phốc Sóc này có tới 2 lớp, lớp ngoài thì rất dài và dày nhưng lại thô cứng, còn lớp trong thì mỏng manh, rất mềm mại và ấm áp. Lông ở vùng cổ và ngực dày và dài hơn vùng bụng, lưng. Lông của Phốc rất đa dạng, có các màu cam, đen, trắng, nâu, xanh, đỏ, kem,… hoặc các màu pha như trắng pha đen, vàng pha trắng… chúng có đuôi dài, lông đuôi xù và cong trên lưng.
- ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH:
Chúng rất linh hoạt và vui tươi, là những con chó sôi nổi, tinh nghịch, hiếu động, thông minh và học hỏi rất nhanh chóng. Chúng cũng rất tình cảm và trung thành. Loài chó này khá dè dặt với người lạ và không hòa đồng với những con vật khác, chúng thường hay sủa, tuy nhiên cần dạy dỗ chúng từ nhỏ để hình thành bản tính thân thiện hơn, những con chó này đặc biệt tốt với người cao tuổi.
- CHĂM SÓC – SỨC KHỎE:
Phù hợp với cuộc sống trong gia đình mà không cần không gian rộng rãi, chúng chỉ cần được vận động, vui chơi và đi dạo thường xuyên ở ngoài trời. Loài chó này không chịu được thời tiết quá nóng, chúng cũng tương đối kén ăn, nên cho chúng ăn thức ăn khô dành cho chó và xương sữa cứng giòn để có thể giúp răng và lợi chúng khỏe hơn.
Thường xuyên bị rụng lông, bộ lông của chúng cần được chải thường xuyên, tắm gội cho chúng khi cần thiết, đặc biệt cần chú ý làm sạch vùng mắt và tai hàng ngày, nên thường xuyên kiểm tra răng miệng của chúng.
Tuổi thọ khoảng từ 12 – 16 năm. Loài chó này thường có xu hướng mắc phải các vấn đề sức khỏe như sai khớp xương vai, hạ đường huyết, teo võng mạc tiến triển, bị quặm, trật xương khớp gối, khuỷu chân sau, bệnh tim, viêm nhiễm mắt, sâu răng và bị rụng răng sớm.