aa

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BỆNH VIỆN THÚ Y

VETERINARY TEACHING HOSPITAL
MG_8005-1024x683-1024x683

Beagie Đức

  1. NGUỒN GỐC:

Sở dĩ chó Becgie được xếp vào loài gia súc là bởi vào những năm đầu thế kỷ XIX, người châu Âu đã tiến hành lai tạo các giống chó như loài gia sức để tránh thú dữ tấn công chúng. Do đó ở mỗi địa phương lúc đó đã tiến hành lai tạo và sản sinh ra những chú chó cực khỏe, thông minh, nhanh nhẹn và mũi cực thính nhưng mỗi vùng lại khác nhau về hình dáng.

Trước vấn đề đó, năm 1981 tại Đức đã thành lập hiệp hội Phylax với mục tiêu tạo tiêu chuẩn cho những giống chó được lai tạo. Sau 3 năm thì Phylax giải tán vì nội bộ lục đục nhưng dù sao cũng đã truyền được cảm hứng cho nhiều người theo đuổi chuẩn hóa loài chó. Tiêu biểu nhất là Max von Stephanitz – Cựu sinh viên trường ĐH Thú y Berlin – Đức.

Năm 1899, Max von Stephanitz đã thấy chú chó Hektor Linksrhein tại một triển lãm chó, là một chú chó đã được chọn lọc qua nhiều đời và ông nghĩ đây là chú chó có đủ những tiêu chuẩn lao động cần thiết với sức lực, sự thông minh và trung thành. Ông quyết định mua Hektor Linksrhein về và đổi tên thành Horand Von Grafrath, đồng thời thành lập Hiệp hội chó chăn cừu Đức.

Từ đó Horand trở thành chú chó chăn cừu đầu tiên tại Đức và là trung tâm của chương trình lai tạo. Horand được phối giống với những chú chó có đặc tính tốt trong hội và sinh ra nhiều chó con, trong đó chú chó con nổi bật nhất là Hektor Von Schwaben.

Sau đó Hektor Von Schwaben lại được phối với những chú chó khác sinh ra Beowulf. Beowulf là chú chó đã sinh ra 84 con khi được phối giống với con cháu của Hektor. Những chú chó con của Beowulf được cho lai cùng dòng và con của chúng lại tiếp tục sinh ra dòng chó chăn cừu Đức, chính là chó Becgie mà chúng ta đang tìm hiểu.

  • ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH:

Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của Becgie Đức là chúng có thân hình to lớn hơn các loại becgie khác trên thế giới.

Chó chăn cừu Đức có kích thước trung bình, vai rộng khoảng từ 55 đến 65 cm, nặng khoảng 22 tới 40 kg. Chiều cao lý tưởng là 63 cm, theo tiêu chuẩn của Câu lạc bộ Kennel. Chúng có đầu tròn, mõm vuông dài, và mũi đen. Chó có hàm khỏe, với răng cắn có dạng kéo. Mắt chúng có kích thước trung bình, màu nâu, nhãn quang linh động, thông minh và tự tin. Tai lớn, dựng thẳng, hướng về phía trước và song song với nhau, nhưng thường rạp về phía sau khi chuyển động. Chúng có cổ dài, thường nghểnh lên khi kích động và hạ xuống khi chạy nhanh. Đuôi rậm, kéo dài tới khủy chân.

Chó chăn cừu Đức có thể có nhiều màu, màu phổ biến nhất là màu sẫm/đen và đỏ/đen với nhiều biên thể. Cả hai biến thể này đều có mặt đen, thân phủ đen từ dạng “yên ngựa” đến “mền”. Các màu hiếm hơn gồm màu lông chồn đen, đen tuyền, trắng tuyền, màu gan, và các biến thể màu lam. Các màu đên tuyền và màu lông chồn được chấp nhận theo hầu hết các chuẩn, tuy nhiên màu lam và màu gan thường bị coi là các khiếm khuyết nghiêm trọng, và màu trắng thường bị coi là lý do để loại ngay tức khắc do không đạt tiêu chuẩn.

Chó chăn cừu Đức có hai lớp lông. Lớp ngoài thường rụng suốt năm, rậm phủ sát thân, với lớp trong dày. Lông chó có hai dạng, dài và trung bình. Lông dài là biểu hiện của gene lặn, khiến cho biến thể lông dài ít thấy hơn.

Với chiếc mũi siêu thính, chó Becgie Đức được chọn thực hiện các vụ tìm kiếm cứu hộ và thậm chí để đánh hơi tội phạm, ma túy. Thân hình chúng cực vạm vỡ và dẻo dai nên được nhiều đơn vị huấn luyện để tham gia chiến đấu hoặc làm cảnh vệ, trấn áp tội phạm.

  • ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH:

GSD luôn có “ý thức” bảo vệ rất tốt và rất phù hợp cho công việc kiểu như trông giữ nhà cửa vì nó luôn duy trì một thái độ nghi ngờ và cách biệt với người lạ. Trong những lúc cần thiết, nó tỏ ra rất quyết đoán và có uy lực đối với những chú chó khác tuy nhiên bình thường thì chúng lại rất thân thiện với những vật nuôi khác trong nhà. GSD là một giống chó vô cùng linh hoạt, nó thể hiện rất thông minh và nghiêm túc trong các hoạt động tình báo.

  • CHĂM SÓC – SỨC KHỎE:

Hệ thống tiêu hóa của loài chó này khá nhỏ hơn so với những dòng chó khác dẫn đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa của chúng cũng kém hơn, do vậy để nuôi dưỡng cho chó có một sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp thì cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của con chó.

Cũng như các giống chó khác, thức ăn của chó cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, chất béo, các khoáng chất và vitamin để giúp chó phát triển toàn diện sức khỏe, thể lực và vóc dáng.

Chó bẹc giê ở độ tuổi từ 6 tháng trở đi không nên làm nhỏ thức ăn cho chó, các loại thịt và xương có thể được nấu chín hoặc nấu chín tái và để nguyên khối lớn cho chúng ăn, như vậy sẽ kích thích phát triển cơ hàm và răng cho chó.

Tránh chó chó ăn nhiều chất béo, thịt mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu, không nên cho chó ăn quá no hoặc để chó quá đói sẽ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.

Không để sẵn đồ ăn cho chó mà cần phải có giờ giấc ổn định, nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát.

Cần cho chó tập thể dục thường xuyên.

Nhiều bệnh của chó có nguồn gốc từ sự lai cận giống trong thời kỳ đầu tạo giống.  Một trong các biểu hiện thường gặp là lệch xương chậu và xương vai, khiến cho chó có thể bị đau khi về già, và bị viêm khớp. Một nghiên cứu của Đại học Zurich trong số chó cảnh sát cho thấy 45% số chó bị thoái hóa cột sống, dù rằng chỉ có một ít chó được nghiên cứu.Hiệp hội chỉnh hình động vật cho biết 19.1% chó chăn cừu Đức bị ảnh hưởng bởi chứng phát triển xương chậu bất bình thường. Cũng vì vấn đề này mà độ ưa chuộng chó chăn cừu Đức trong ngành cảnh sát và quân đội trên thế giới bị giảm đi. Thậm chí trong quân đội Đức, người ta cũng ngày càng sử dụng nhiều chó Malinois hơn. Do tai lớn và vểnh, chó chăn cừu dễ bị nhiễm trùng tai. Chó chăn cừu Đức, cũng như các loại chó lớn khác, dễ bị trương bụng.

Tuổi đời trung bình của chó chăn cừu Đức là từ 7-10 năm, tức là bình thường với chó có kích cỡ như vậy. Bệnh Degenerative myelopathy, một loại bệnh thần kinh, khá phổ biến trong giống này, cho thấy có lẽ giống này có thiên hướng bị bệnh đó. Thêm vào đó, chó chăn cừu Đức có tỷ lệ nhiễm bệnh Von Willebrand Disease cao hơn bình thường, là một loại bệnh chảy máu di truyền.