Đối với những ai nuôi chó thì việc tiêm phòng là điều không thể bỏ qua. Điều này sẽ đảm bảo sức khỏe cho chó trong giai đoạn từ sinh ra đến lớn lên. Bạn có nhiều thắc mắc về vắc xin tiêm phòng cho chó ? Bài viết sau đây sẽ giải đép những thắc mắc đó.
1. Chó ở trong nhà không cần tiêm phòng
Nhiều người cho rằng chó cưng của mình luôn ở trong nhà thì sẽ không bị bệnh. Chính vì vậy không cần thực hiện tiêm vacxin cho chó nào cả. Tuy nhiên, không phải cứ ở trong nhà là đã được an toàn. Mặc dù chó không ra ngoài nhưng vẫn tiếp xúc với chủ và các thành viên khác. Con người ra khỏi nhà, khi trở về đều có thể mang theo mầm bệnh truyền sang cho chó. Vì vậy dù chó không ra ngoài cũng cần tiêm phòng vacxin.
2. Chỉ cần tiêm phòng một lần cho chó
Vacxin mặc dù có hiệu quả, nhưng chỉ trong một thời gian nhất định. Có loại hiệu quả vài năm, nhưng có loại chỉ một năm. Do đó mỗi năm cần cho chó đi tiêm phòng nhắc lại. Nhất định phải cẩn thận coi trọng việc tiêm phòng mỗi năm. Hơn nữa tiêm phòng hàng năm nên sớm hơn năm trước khoảng thời gian khoảng nửa tháng. Tránh mất tác dụng xảy ra tình huống bất ngờ khi tiêm phòng.
3. Tại sao phải tiêm phòng bệnh cho chó?
Cũng như con người, chó có thể mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu không được lên lịch tiêm phòng cho chó, chúng rất dễ chết nếu nhiễm bệnh. Chưa kể tới một vài bệnh có thể lây sang người và đe dọa đến tính mạng.
4. Chỉ cần tiêm phòng vacxin cho chó là an toàn
Có rất nhiều trường hợp chó con sau khi tiêm phòng vẫn bị mắc bệnh. Chó có thể bị nhiễm hàng trăm loại bệnh. Tiêm phòng chỉ có thể phòng ngừa ngăn chặn một vài bệnh trong số đó. Cho dù tiêm phòng vacxin cũng nên cẩn thận quan sát. Không nên tin rằng vacxin là một loại thuốc thần thánh phòng chống tất cả mọi bệnh tật. Đôi khi nếu không biết cách tiêm vacxin cho chó còn có tác dụng ngược lại. Gây ra các phản ứng thuốc ngoài mong muốn. Không có gì là an toàn tuyệt đối và đảm bảo an toàn 100% cả.
5. Chó bị bệnh truyền nhiễm khỏi rồi thì không cần tiêm phòng nữa
Quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm. Khi chó bị mắc một trong những bệnh truyền nhiễm mà khỏi rồi thì vẫn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác nên việc tiêm phòng đầy đủ sau khi khỏi bệnh là hoàn toàn cần thiết.
6. Tiêm vắc xin làm ảnh hưởng đến sức khỏe, trí thông minh của chó
Thành phần của các loại vacxin hiện nay bao gồm vi khuẩn hoặc virus đã bị giảm độc lực. Hoặc một protein đặc hiệu có tính kháng nguyên. Khi tiêm vacxin vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích thích tạo ra các kháng thể để chuẩn bị cho việc chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh sau này.
Khi tiêm vacxin vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ bị kích thích nhẹ và sản xuất ra kháng thể chống lại các loại virut. Nếu chó đã từng mắc bệnh thì hệ miễn dịch của chúng sẽ sẵn sàng để nhận biết và tấn công tác nhân gây bệnh một cách hữu hiệu. Hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tăng sức đề kháng, có khả năng miễn dịch với các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Vì vậy tiêm vắc xin cho chó là hoàn toàn an toàn.
7. Phản ứng sau tiêm vắc xin
Phản ứng thường gặp
- Vết tiêm bị sưng làm thay đổi sắc tố da
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, ngủ nhiều hơn
- Nhiều bé có dấu hiệu sốt nhẹ
- Sổ mũi
- Chán ăn, ăn uống không ngon miệng
- Rụng lông
Trong đó, dấu hiệu chó mèo bị sưng sau khi tiêm thường dễ thấy nhất. Lúc này hãy dùng tay xoa nhẹ vào vết tiêm của chúng để giúp chúng giảm bớt cơn đau. Hành động này cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Bạn có thể yên tâm vì biểu hiện này sẽ không kéo dài quá lâu. Thông thường nó chỉ xuất hiện từ 1 – 3 ngày sau khi chó mèo được tiêm phòng.
8. Tiêm vắc xin không đúng lịch hoặc quên lịch tiêm vắc xin
Khi bạn bị trễ lịch tiêm vắc xin của cún quá 7 ngày thì nên tiêm cho bé mũi bổ sung để đảm bảo kháng thể đầy đủ nhất cho bé
9. Khi nào thì tiêm được vắc xin cho chó
Vắc xin sẽ được tiêm khi bé đủ độ tuổi và sức khỏe ổn định bình thường (bao gồm: ăn uống, vệ sinh tiểu tiện, thể chất, cân nặng, nhiệt độ…
10. Chế độ chăm sóc sau tiêm phòng
Sau tiêm, bạn không nên cho bé sử dụng các thức ăn tanh, dầu mỡ. Nhất là các loại thức ăn chứa chất béo, hoặc khó tiêu như trứng lộn, xúc xích, phô mai, sữa, nội tạng, gặm xương….
Thay vào đó, hãy sử dụng các thực phẩm dễ tiêu, được xay mềm nhuyễn. Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung cho bé trong vòng 10-14 ngày sau tiêm ngừa. Bên cạnh đó, hãy nhớ luôn cung cấp đủ nước cho các bé nhà bạn.
Để quản lý tốt những phản ứng phụ sau tiêm phòng, nên thường xuyên kiểm tra vết tiêm. Đồng thời, hãy dùng tay xoa nhẹ vị trí tiêm chích (do vết tiêm thường bị sưng cứng).
Trong trường hợp phát hiện bé có những triệu chứng bất thường, bạn nên mang bé đến bệnh viện để kiểm tra lại. Các triệu chứng tiêu biểu như: sốt cao, lừ đừ, bỏ ăn, ói, tiêu chảy,….
Để được tư vấn chi tiết hơn bạn có thể liên hệ với chúng tôi:
Email: vethospital.vnua@gmail.com
Phone: 02435 145 145
Hotline/ zalo: 0399.065.115
Address: Bệnh viện Thú y, Ngõ 64, Ngô Xuân Quảng, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam